Moon

ゲームクリエイター

7

北海道札幌市白石区
social
  • 3

    Fav 0
  • 9

    View 3,605
  • p

    Works 0

Moon

m
r

Moon

ゲームクリエイター

  • 3

    Fav 0
  • 9

    View 3,605
  • p

    Works 0
  • Những nét độc đáo trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản

    Ikebana có nghĩa “hoa sống” là nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái tênkadō – “hoa đạo”. Trong Ikebana, hoa lá được cắm hài hòa với màu sắc và cách bài trí của phòng, bình cắm… mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên, địa, nhân (trời, đất, con người). 

     

     

    Nguồn gốc của Ikebana

    Ikebana ra đời cách đây hơn 600 năm xuất phát từ một nghi thức hiến tế hoa cho những linh hồn đã khuất của phật giáo và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ 15. Ban đầu, loại hình cắm hoa này chỉ được phổ biến trong giới tu sĩ và tầng lớp quý tộc. Theo thời gian, Ikebana mới dần trở thành một môn nghệ thuật phổ biến dành cho tất cả các tầng lớp xã hội Nhật Bản.

    Nghệ thuật bảo dưỡng hoa trong Ikebana

    Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, người ta phải tiến hành tỉa bớt những phần dư thừa sao cho khi tập hợp lại, các cành hoa sẽ kết hợp lại với nhau một cách nghệ thuật. Trong nghệ thuật Ikebana, người ta sử dụng các phương thức vật lý và hóa học đặc biệt để giữ cho hoa tươi mát. Cách đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri) giúp tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Ngoài ra, người ta còn sử dụng dung dịch hydrochloric acid loãng hay sulphuric acid để làm tươi mát các bông hoa.

    Khi cắm hoa, người cắm phải lưu ý sao cho các bông hoa và cành lá được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằn, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Thao tác này này cần phải làm rất từ tốn và cẩn thận bằng hai tay, tránh cho cành hoa không bị gãy.

    Ý nghĩa và nội dung của nghệ thuật Ikebana

    Ikebana được nghĩ ra để tượng trưng cho quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, qua sự phát triển, nghệ thuật này mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và hiện nay người Nhật cũng thường dùng Ikebana để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên cũng như mang thiên nhiên vào không gian sống của mình. Khi thực hiện Ikebana, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và mỗi tác phẩm đều phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng, ví dụ như:

    Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.

    Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.

    Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

    Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:

    Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.

    Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.

    Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.

    Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

    Vào các ngày quốc lễ, người Nhật lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và mỗi gia đình hầu như đều có những tác phẩm Ikebana tượng trưng cho ngày lễ đó. Ví dụ như Hoa Cúc trắng là hoa của ngày Tết, hoa đào sử dụng vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3) và hoa diên vĩ (Iris) là hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5),…

     

     

    Triết lý trong Ikebana

    Nghệ thuật Ikebana gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Ba đường nét chính trong bình hay lẵng hoa tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân).

    Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin) và cũng là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa. Tiếp theo là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân) được xếp đặt nhằm để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, có phần hơi nghiêng về cành chính. Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần được cố định chặt vào một bộ phận giữ và phải diễn tả được sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào nhưng tuyệt đối không được nổi bật và lấn át ba phần chính kể trên.

    Với tình yêu lớn lao dành cho thiên nhiên cùng sự sáng tạo và đôi tay khéo léo, nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới.

     

                   Nguồn Internet

                   レッドストーン 

k
k