Moon

ゲームクリエイター

7

北海道札幌市白石区
social
  • 3

    Fav 0
  • 9

    View 3,213
  • p

    Works 0

Moon

m
r

Moon

ゲームクリエイター

  • 3

    Fav 0
  • 9

    View 3,213
  • p

    Works 0
  • Travel tips

    1. Pack less
    luggage should be your goal. Do you really need six pairs of heels, tea bags, and an iron? Take less and you’ll travel cheaper (no check-in luggage fees), travel faster (no waiting for your bags), and travel easier (one bag means less to lug around). More: 7 best hand-luggage bags

     

    2. Leave the guidebook at home

    Rather than taking your entire copy of the Rough Guide or Lonely Planet, just photocopy the pages you need, then discard after you have used them. Saves space and weight.

     

    3. Never join the security queue with kids in

    Go for the one with the ‘suits’. It will move much quicker.


    4. Never wear flip flops (on a plane)

    I used to work for an airline and we were told never to wear sandals on board an aircraft. In the unlikely event of an emergency, it’s best to have a good set of sturdy shoes that will protect your feet from heat or sharp objects.


    5. Jiggle it (just a little bit)

    If you're petrified of turbulence during flights, try slightly jiggling your body when you hit some rough air. No one will notice because everyone is being moved around due to the aircraft movement. Sounds a little crazy but your movement will counteract that of the aircraft and you won’t feel the turbulence so much. It really does work!

     

    6. Choose your seat-mate carefully

    If you get the choice of plane seat, always sit far away from: babies, groups of friends who will chat, or women (men tend to need the toilet less often than ladies).

     

    7. Learn a little lingo

    Memorise a handful of words of the local language, and have the courage to use them! It’s amazing how just a few words will go a long way; locals tend to warm to those who have made the effort to communicate with them in their own tongue. More: 7 secrets of learning a language fast 

     

    8. Keep your mouth shut

    If you are in a country where it is unsafe to drink the water, keep your mouth shut in the shower.

     

    9. Hotels are not the only fruit

    Staying in a hotel when you're on holiday is not the only option. Or in a hostel for that matter. Apartments or rooms in private homes are where the savvy travellers rest their heads these days.

     

    10. Ditch your friends

    Travelling all by your lonesome might seem daunting at first, but it gives you a chance to really immerse yourself in the travel experience. I’ve met friends for life, learnt a new language, and had amazing experiences by travelling solo. More: 10 tips for travelling solo

     

    11. Always travel in a hoodie

    They may have become the uniform of unruly ASBO-teenagers, but hooded tops make excellent travel garments. Just slip up your hood to retreat from the world of noise and light when you want to sleep on a flight/airport seat/bus.

     

    12. Choose the Asian-vegetarian option on the plane

    You get fed before anyone else, you avoid anything too greasy and stodgy (helps the jetlag allegedly) and I’m convinced the more niche meals are much better quality as they’re made in smaller batches.

     

    13. Bring ear plugs

    If silence is golden, then ear plugs are worth their weight in platinum. Being able to sleep in a noisy plane or hotel room is a very valuable skill, not to be underestimated whilst travelling.

     

    14. Pre-book an airport lounge

    If you’re flying long-haul, pre-book yourself into an airport lounge. There’s an up-front fee, but it provides a quiet environment with complimentary drinks, food, magazines, newspapers, WiFi etc. When you leave the lounge, take a few big bottles of water. It’s a cost effective and relaxing way to start your journey.

     

    15. Bring an internet ready device

    If travelling for a long time, take your own device that can pick up wifi, like a smartphone or tablet. We didn't do this because we didn’t want to bring an expensive item backpacking, but it turned out to be incredibly expensive to use the internet, or impossible to find any. Yet there is free wifi in places all around the world, and you quickly realise how often you need to tap in to things like bank accounts or travel bookings. More: 10 ways to cut your smartphone roaming costs


    16. Bring an extra top on board

    When flying (especially long haul) always travel with an extra top as the blankets they provide are thin and the plane can get very cold.

     

    17. Always bring a sarong

    They’re light and multifunctional: something to lie on at the beach, a cover for when you’re cold, a towel, a curtain, a skirt, a dress, even an emergency bandage.

     

    18. Bring a DVD player for the kids

    When flying with small children, bring a laptop/DVD player/tablet. Cartoons and movies while away a sizeable chunk of the flight and allow parents some downtime too. More: 10 tips for flying with kids

     

    19. Invest in noise-cancelling headphones

    For the perfect long-haul trip, invest in some good quality noise cancelling headphones. The price tags are hefty, but they are worth every penny to tune out the crying baby, snoring man, or chattering teenagers.

     


    20. Kindles are made for travel

    I never travel without my Kindle. No more lugging multiple books around whilst waiting to exchange them with other travellers. This may have been a ‘charming’ part of travelling, but not when every book exchange turns up nothing but books in German! More: Will Kindle kill the paperback? Pros and cons of e-readers

     

                                                   Source: Internet

                                                                レッドストーン 

  • Những nét độc đáo trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản

    Ikebana có nghĩa “hoa sống” là nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái tênkadō – “hoa đạo”. Trong Ikebana, hoa lá được cắm hài hòa với màu sắc và cách bài trí của phòng, bình cắm… mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên, địa, nhân (trời, đất, con người). 

     

     

    Nguồn gốc của Ikebana

    Ikebana ra đời cách đây hơn 600 năm xuất phát từ một nghi thức hiến tế hoa cho những linh hồn đã khuất của phật giáo và phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ 15. Ban đầu, loại hình cắm hoa này chỉ được phổ biến trong giới tu sĩ và tầng lớp quý tộc. Theo thời gian, Ikebana mới dần trở thành một môn nghệ thuật phổ biến dành cho tất cả các tầng lớp xã hội Nhật Bản.

    Nghệ thuật bảo dưỡng hoa trong Ikebana

    Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, người ta phải tiến hành tỉa bớt những phần dư thừa sao cho khi tập hợp lại, các cành hoa sẽ kết hợp lại với nhau một cách nghệ thuật. Trong nghệ thuật Ikebana, người ta sử dụng các phương thức vật lý và hóa học đặc biệt để giữ cho hoa tươi mát. Cách đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri) giúp tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Ngoài ra, người ta còn sử dụng dung dịch hydrochloric acid loãng hay sulphuric acid để làm tươi mát các bông hoa.

    Khi cắm hoa, người cắm phải lưu ý sao cho các bông hoa và cành lá được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằn, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Thao tác này này cần phải làm rất từ tốn và cẩn thận bằng hai tay, tránh cho cành hoa không bị gãy.

    Ý nghĩa và nội dung của nghệ thuật Ikebana

    Ikebana được nghĩ ra để tượng trưng cho quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, qua sự phát triển, nghệ thuật này mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và hiện nay người Nhật cũng thường dùng Ikebana để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên cũng như mang thiên nhiên vào không gian sống của mình. Khi thực hiện Ikebana, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và mỗi tác phẩm đều phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng, ví dụ như:

    Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.

    Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.

    Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

    Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:

    Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.

    Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.

    Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.

    Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.

    Vào các ngày quốc lễ, người Nhật lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và mỗi gia đình hầu như đều có những tác phẩm Ikebana tượng trưng cho ngày lễ đó. Ví dụ như Hoa Cúc trắng là hoa của ngày Tết, hoa đào sử dụng vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3) và hoa diên vĩ (Iris) là hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5),…

     

     

    Triết lý trong Ikebana

    Nghệ thuật Ikebana gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Ba đường nét chính trong bình hay lẵng hoa tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân).

    Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin) và cũng là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa. Tiếp theo là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân) được xếp đặt nhằm để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, có phần hơi nghiêng về cành chính. Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần được cố định chặt vào một bộ phận giữ và phải diễn tả được sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào nhưng tuyệt đối không được nổi bật và lấn át ba phần chính kể trên.

    Với tình yêu lớn lao dành cho thiên nhiên cùng sự sáng tạo và đôi tay khéo léo, nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới.

     

                   Nguồn Internet

                   レッドストーン 

  • Cúc họa mi

     

    Cúc họa mi còn được gọi là Baby's pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em

    Cúc họa mi sẽ không được chú ý nhiều đến thế nếu như không phải vì thời điểm xuất hiện, vào những ngày chớm đông, đến thật nhanh và đi cũng thật nhanh. Hoa cúc họa mi chỉ nở có 1 mùa duy nhất trong thời gian rất ngắn 2,3 tuần rồi lại hết. Có nhà vườn cố trồng sớm hơn nhưng vẫn đúng đến thời điểm đó hoa mới nở.

    Cúc họa mi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em ở những vùng quê thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi làm trang điểm cho mình.

    Trong những ngày, Hà Nội tuyệt đẹp với nắng hanh vàng, trời xanh, gió hiu hiu mát mẻ, đủ để các thiếu nữ làm duyên với tấm khăn quàng mỏng, khoác thêm chiếc áo ấm khi ra đường, cũng là lúc cả phố phường được cúc họa mi tô điểm.

    Ý nghĩa của loài hoa cúc họa mi

    Hoa cúc dại hay Cúc họa mi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc này để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc họa mi còn được gọi là Baby”s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.

    Hoa cúc trắng mỏng manh và tinh tế. Bạn rất nồng nhiệt và chân thành trong tình yêu , luôn biết an ủi người khác nên có rất nhiều bạn bè thân tín. Màu may mắn của bạn là trắng và vàng.

    Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

    Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng – ngây thơ.

    Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sứ Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại.

    Còn trong tiếng Pháp, hoa cúc này được gọi là “Marguerite”, nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông – Marguerite.

    Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành.

     

     

    Sự tích loài hoa cúc họa mi ở Việt Nam

    Ở Việt Nam có 1 câu truyện về sự tích của hoa cúc dại rất hay và ý nghĩa. Chuyện kể rằng, hồi đó có một gia đình nghèo có 2 mẹ con sống rất yên bình trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con . Người con còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, biết vâng lời và chăm chỉ. Nhưng rồi một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng. Người con thương mẹ lắm, nên dù nhà nghèo em vẫn cố gắng chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng.

    Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép nhà sư trụ trì được cầu phúc cho mẹ. Trời nghe phải nhỏ lệ, đất nghe phải cúi mình. Đức Phật cảm thương tấm lòng hiếu thảo của người con nên đã hóa thân thành một nhà sư, đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa vàng rực và nói: “Ta cho con bông hoa này,nó là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng con phải nhớ,cứ một năm thì hoa sẽ rụng đi một cánh hoa, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm”.

    Người con cảm tạ Đức Phật và đếm cánh hoa. Rất đau buồn khi biết bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là người mẹ chỉ sống với em được năm năm nữa. Thương mẹ quá em đã liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Bà mẹ nhờ có bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa vàng rực vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này người đời gọi là Hoa Cúc.

     

     

    Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt chúng ta thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý :"Tùng Trúc Cúc Mai". Hoa Cúc là biểu tượng cao quý của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người. Ngày nay, ngoài màu vàng họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm mát, mang lại sức khỏe và sự sảng khoái cho con người.

     

                                              Source: Internet

  • ‘Lạc lối’ giữa sắc vàng hoa dã quỳ khi du lịch Đà Lạt tháng 10

    Dã quỳ là loài hoa dại, phổ biến ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh vùng cao phía Bắc. Tuy nhiên, nói đến mùa dã quỳ người ta thường nhắc đến Đà Lạt, bởi chỉ ở đây mới có thể cảm nhận được một màu vàng trải dài khắp các con đường.

     

     

    Không chỉ đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa, hoa dã quỳ nở còn là thời điểm du khách tìm về thành phố Đà Lạt, để được hòa mình với khung cảnh mộng mơ và hơn cả là để đắm chìm trong màu vàng hoang dại của dã quỳ. Dã quỳ tuy không lớn như hướng dương nhưng do mọc thành bụi nên khi bung nở tạo nên một thảm vàng rực rỡ. Sắc vàng ấy như sưởi ấm cao nguyên lạnh giá cùng ánh mặt trời và mê hoặc bất kỳ ai lạc bước ngang qua.

     

     

    Hoa dã quỳ đẹp nhất vào buổi sáng, khi cái nắng của mùa đông vừa hừng lên, sương vẫn còn đọng trên lá và những cánh hoa. Bạn có thể bắt gặp sắc vàng ươm nắng của dã quỳ ở bất cứ nơi đâu, từ trong lòng thành phố bên những căn biệt thự nhỏ xinh, đến những con đường tỏa đi muôn hướng. Thường để đắm mình trong màu vàng quyến rũ của dã quỳ, bạn nên chọn xe máy làm bạn đồng hành, để có thể len lỏi khắp các con đường, sườn đồi hay ngõ nhỏ nơi dã quỳ đua sắc khoe hương. Ngoại ô thành phố là nơi hoa dã quỳ mọc nhiều nhất.

  • Hà Nội mười hai mùa hoa 2

     Mùa hè là khoảng thời gian khắc nghiệt nhất trong năm của Hà Nội với ánh nắng chói chang và nhiệt độ đôi khi lên tới 40 độ C. Nhưng ở một góc nhìn khác, đây cũng là thời điểm Hà Nội có nhiều loài hoa rực rỡ khoe sắc, tỏa hương...

     Hoa sen: Mùa hè đến cũng là lúc những bông sen hồng nở rộ. Hoa sen có cả sắc lẫn hương thơm dịu nhẹ. Ở Hà Nội, đầm sen Tây Hồ, Xuân Đỉnh... là nơi thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên loài hoa tinh khiết này.

    Hoa phượng: "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu?..." Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với mùa tan trường, mùa thi. Có lẽ không ngôi trường nào ở Hà Nội lại vắng bóng loài hoa này. Rất nhiều đường phố Hà Nội như đường Thanh Niên, đường Láng... đều mang một màu đỏ rực mỗi khi hè về. Hoa phượng thường nở từ tháng Tư đến tháng Sáu, nhưng có những cây lại nở muộn hơn rất nhiều. PSO2 RMT

    Hoa giấy: Mùa hè cũng là thời điểm loài hoa giấy thi nhau đua sắc. Cây hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil và được trồng làm cây cảnh ở Hà Nội từ rất lâu. Hoa giấy có rất nhiều màu từ trắng, đỏ, tím, vàng... 

    Có sức sống mãnh liệt nên loài hoa này được không ít gia đình ở Hà Nội trồng trên các tầng hai, tầng ba các ngôi biệt thự và cho cây thả xuống làm bóng mát cho các tầng dưới. Hoa giấy trồng nơi phố cổ dường như cũng có sắc thái rất riêng.

     Muồng hoàng yến: Muồng hoàng yến còn có tên gọi là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Osaka vàng... Đây cũng là quốc hoa của Thái Lan.

    Tại Hà Nội, hoa muồng hoàng yến nở rộ từ tháng 5 đến tháng 7. Loài hoa này tuy xuất hiện đã lâu ở Thủ đô nhưng vài năm trở lại đây mới được người dân để ý và yêu thích.

    Hoa bằng lăng: Ngoài hoa phượng đỏ rực rỡ, vào mùa hè, Hà Nội cũng khoác lên mình sắc tím biếc bằng lăng. Những con đường tiêu biểu luôn rợp bóng bằng lăng là Kim Mã, Trần Thái Tông, Duy Tân.... Có nguồn gốc từ Ấn Độ, loài cây có hoa màu tím, cánh mỏng manh này cũng được trồng cả trong phố cổ.

                                                                  Source: Internet

     

  • HÀ NỘI 12 MÙA HOA-1

    2017/06/26

    Hoa

    THÁNG 1( Tháng giêng, mùa hoa xuân)

    Hà Nội, thuộc phía Bắc Việt Nam, là vùng có khí hậu và thời tiết thay đổi khá rõ nét các mùa trong năm. Xuân: se lạnh và dần ấm áp; Hạ: nóng và hanh; Thu: se se và nhiều gió; Đông: lạnh và nhiều sương.

    Cái đặc trưng trong mùa xuân Hà nội và có lẽ được xem là biểu tượng mùa xuan của xứ thủ đô đó là hoa đào.

    HÀ Nõi 12 mùa hoa, bắt đầu từ mùa hoa thứ nhất: mùa hoa đào.

     

    Màu hoa đào hồng thắm, báo hiệu đất trời rạo rực vào xuân. Báo hiệu một năm mới bắt đầu.
    Hoa đào chớm nụ từ những ngày hẵng còn tràn ngập trong giá rét mùa đông. Thế nhưng khi thời tiết vùa vào xuân, những cánh đào bắt đầu e ấp hé nụ. Sắc hoa hồng thắm, rực rỡ, đẹp đến ngỡ ngàng. Hoa đào còn tùy vào thời tiết mà nở sớm hay muộn, nhưng hầu hết đều vào cuối tháng chạp âm lịch đến qua tháng 3.

    Không những Hà Nội mà tất cả các tỉnh miền Bắc và các vùng khí hậu lạnh ở Việt Nam, hoa đào đều nở vào khoảng thời gian này. Mùa hoa đào báo hiệu mùa xuân và tết âm lịch Việt Nam.

    Không nhắc đến cái đẹp của mùa hoa đào ở các tỉnh phía Bắc nói chung và rừng núi Tây Bắc nói riêng. Hãy đề cập đến hoa Đào tháng giêng Hà Nội.

    Khắp các nẻo Hà Thành vào tháng Giêng, dễ dàng bắt thấy hình ảnh hoa đào khắp nơi từ ngoại ô đổ vào. Những nhành đào tươi thắm theo chân các cửu vạn len lõi vào từng ngõ ngách Hà Nội, len lõi vào nhuộm thắm tinh thần con người nơi đây. Những người coi trọng truyền thống và lễ nghi. Những cách hoa khoe sắc, xinh đẹp và rạng rỡ như hoan hỉ cùng xuân sang nô nức. 

    Cùng chiêm ngưỡng mùa hoa đầu tiên của Hà Nội, mùa hoa đào thắm hồng.

     Photo: Internet

     

k
k